Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Trung Quốc lao đao vì khủng hoảng điện
Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện do thời tiết khắc nghiệt, nhu cầu sử dụng tăng đột biến và các chính sách hạn chế năng lượng từ than đá.

Theo CNN, tình trạng thiếu hụt năng lượng kéo dài trong nhiều tháng đang khiến quá trình phục hồi kinh tế của Trung Quốc cũng như thương mại toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

Quảng Đông - trung tâm sản xuất chiếm 1.700 tỷ USD, tương đương hơn 10% sản lượng kinh tế hàng năm của Trung Quốc và đóng góp không nhỏ vào xuất khẩu - đang chịu cảnh cắt điện luân phiên từng khu vực suốt tháng qua.

Thậm chí, sự thiếu hụt năng lượng buộc một số công ty phải đóng cửa vài ngày/tuần. Theo cảnh báo của chính quyền địa phương, việc cắt điện luân phiên trên toàn tỉnh có thể kéo dài đến cuối năm 2021.

Ngoài Quảng Đông, ít nhất 9 tỉnh gồm Vân Nam, Quảng Tây, trung tâm sản xuất Chiết Giang gặp vấn đề tương tự. Đến nay, chính quyền các địa phương đang giới hạn cung ứng điện trên một khu vực có tổng diện tích bằng Anh, Đức, Pháp và Nhật Bản cộng lại.

Sản lượng, tốc độ tăng trưởng giảm vì thiếu điện

Ngày 30/6, Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc thừa nhận cuộc khủng hoảng điện đang ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của các nhà máy trong tháng 6.

Đây là tình trạng thiếu hụt điện tồi tệ nhất ở Trung Quốc kể từ năm 2011, khi hạn hán và giá than tăng cao khiến 17 tỉnh và khu vực hạn chế sử dụng điện. Tuy nhiên, các nhà máy điện không thể sản xuất thêm khi giá than đắt và bị Bắc Kinh kiểm soát chi phí.

Là quốc gia tiêu thụ than lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang vật lộn để trở thành nước trung hòa khí thải carbon vào năm 2016. Theo Yao Pei, nhà phân tích của công ty môi giới chứng khoán Soochow Securities, dù nhu cầu ngày một tăng, các mỏ than Trung Quốc vẫn bị giới hạn về sản lượng, khiến giá than cao hơn.

Tình trạng thiếu hụt điện có thể giảm sản lượng trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế, bao gồm ngành xây dựng và sản xuất then chốt. Theo Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, các doanh nghiệp này chiếm 70% lượng điện của Trung Quốc vào năm 2020 và là động lực chính cho sự phục hồi vào năm 2021.

“Việc cắt điện luân phiên chắc chắn sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế”, Yan Qin, nhà phân tích carbon hàng đầu của Refinitiv, cho biết.

Chengde New Material, một trong những nhà sản xuất thép không gỉ lớn nhất Trung Quốc có trụ sở tại Quảng Đông, thông báo sẽ tạm ngừng hoạt động 2 ngày/tuần cho đến khi nguồn cung ứng điện trở về bình thường. Dự kiến, khối lượng sản xuất của công ty sẽ giảm 20%, tương đương 10.000 tấn thép/tháng.

“Các công ty không hài lòng về điều này”, Klaus Zenkel - Chủ tịch Phòng Thương mại EU ở miền nam Trung Quốc - nói. Ông cho biết có tới 80 công ty thành viên của hội chịu ảnh hưởng bởi tình trạng đình trệ sản xuất. Một số công ty thậm chí thuê máy phát điện chạy dầu diesel để duy trì hoạt động.

"Việc cắt điện luân phiên chắc chắn sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc" - Nhà phân tích Yan Qin của Refinitiv.

Dữ liệu của chính phủ và báo cáo nghiên cứu độc lập cho thấy việc phân bổ điện tại đầu tàu sản xuất kim loại Vân Nam đã khiến nguồn cung một số kim loại như nhôm, thiếc thiếu hụt.

Việc cắt giảm sản lượng có thể ảnh hưởng tới thời hạn giao hàng cũng như chuỗi cung ứng toàn cầu. Riêng Quảng Đông là trung tâm sản xuất chiếm ¼ tổng kim ngạch thương mại của Trung Quốc, bao gồm quần áo, đồ chơi và đồ điện tử.

“Tình trạng thiếu điện có thể gia tăng sự chậm trễ vận chuyển toàn cầu”, Henning Gloystein - Giám đốc năng lượng, khí hậu, tài nguyên của Eurasia Group - nhận xét. Việc tồn đọng hàng hóa có thể mất nhiều tháng để giải quyết và để lại hệ lụy cho mùa mua sắm cuối năm.

“Tình trạng thiếu điện có thể xáo trộn lịch trình làm việc của các nhà sản xuất địa phương, thách thức thời gian giao hàng và phần còn lại của chuỗi cung ứng”, Lara Dong, Giám đốc cấp cao về năng lượng và năng lượng tái tạo tại IHS Markit, nói.

Áp lực từ khí hậu, căng thẳng thương mại

Thời tiết nắng nóng bất thường tại một số khu vực ở Trung Quốc khiến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. Ngoài ra, tình trạng hạn hán đang khiến một số nguồn năng lượng như thủy điện bị hạn chế.

Theo Lauri Myllyvirta, chuyên gia phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch, kế hoạch phục hồi kinh tế khiến Trung Quốc xả thải lượng lớn carbon ra môi trường.

Theo công ty vận hành lưới điện China Southern Power Grid, lượng tiêu thụ điện ở Nam Trung Quốc 5 tháng đầu năm 2021 tăng 21% so với cùng kỳ 2019. Điện than hiện chiếm khoảng 60% nguồn điện của Trung Quốc và có thể tăng cao hơn.

Trước tham vọng trở thành nước trung hòa carbon vòa năm 2060, sự hạn chế trong việc sử dụng điện than đang khiến nền kinh tế Trung Quốc khát năng lượng. Trung Quốc cũng đang vật lộn để tăng nguồn cung ở nước ngoài. Theo Gloystein, giá than đã tăng gấp đôi trong năm 2020.

Ngoài ra, sự căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Australia đang khiến tình hình nghiêm trọng hơn. Năm 2019, khoảng 60% lượng than nhập khẩu của Trung Quốc đến từ Australia. Tuy nhiên, giới chức Bắc Kinh đã áp đặt các rào cản thương mại đối với than đá Australia khi Canberra kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc dịch Covid-19.

Để bù đắp thâm hụt, Trung Quốc nhập khẩu thêm than từ Indonesia và Nam Phi nhưng chưa thể lấp đầy khoảng trống mà Australia để lại. Tình trạng thiếu điện có thể diễn ra ít nhất vài tháng tới.

Theo Qin, nếu thời tiết nắng nóng hơn bình thường, tình trạng phân bổ điện năng giữa miền nam và miền trung Trung Quốc sẽ còn tiếp diễn. Chính phủ Trung Quốc có thể cân nhắc các giải pháp như gỡ bỏ rào cản đối với mặt hàng than của Australia hoặc khởi động lại các nhà máy điện phải đóng cửa trước đó để hạn chế ô nhiễm.

“Nguồn điện của Trung Quốc vừa đối mặt với nhu cầu lớn, vừa phải đáp ứng tới mục tiêu trung hòa carbon”, Qin cho rằng các nguồn năng lượng tái tạo do Trung Quốc phát triển vẫn chưa thể ổn định như năng lượng hóa thạch.
DanQuyen.com (Theo zingnews.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá vàng miếng SJC đạt đỉnh lịch sử gần 86 triệu/lượng (03-05-2024)
    'Gã khổng lồ' khí đốt Nga báo lỗ năm đầu tiên sau hai thập kỷ (03-05-2024)
    'Nóng' thuế thu nhập cá nhân tiếp thị liên kết: Làm sao để tránh vỡ nợ bởi thuế? (03-05-2024)
    Hủy phiên đấu thầu vàng sáng 3/5 (03-05-2024)
    Giá vàng hôm nay 2/5/2024: Giá vàng 'lùi bước', nhà đầu tư đã chốt lời, vẫn ở vị thế có thể tiếp tục tăng (01-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 2/5/2024, thị trường phản ứng trước lo lắng về nguồn cung sụt giảm và tình trạng găm hàng (01-05-2024)
    Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm (30-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 1/5/2024, thị trường trong nước tăng hơn 40% so với niên vụ trước, nhận định yếu tố có thể đẩy giá tiếp tục lên cao (30-04-2024)
    Nhật Bản siết chặt quy định về chuyển giao công nghệ chủ chốt ra nước ngoài (30-04-2024)
    Tài chính tiêu dùng sắp qua 'cơn bĩ cực'? (29-04-2024)
    Giá vàng hôm nay 30/4/2024: Giá vàng SJC biến động, bỏ xa giá thế giới, quý kim nhiều 'bà đỡ', dự đoán thời điểm sốc 3.000 USD/ounce (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn (29-04-2024)
    Bất động sản khu công nghiệp giúp khoản nợ xấu gần 8.000 tỉ đồng 'bốc hơi' (29-04-2024)
    Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn (27-04-2024)
    Lý do Ngân hàng Nhà nước hủy phiên đấu thầu vàng miếng (25-04-2024)
    Giá xăng dầu đồng loạt giảm, RON 95 mất mốc 25.000 đồng/lít (25-04-2024)
    Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng nóng trở lại (25-04-2024)
    Đại biểu Quốc hội: Phải quản lý được khối lượng vàng giao dịch (25-04-2024)
    Phiên đấu thầu vàng lần 2 bị hủy do chỉ có một đơn vị tham gia (25-04-2024)
    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng: Nghi ngờ năng lực của VinFast là không có cơ sở (25-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Sau mối lo thụt lùi so với Nhật, Mỹ lại lo bị Trung Quốc vượt qua (01-07-2021)
    Tổng thống Iran bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng trung ương mới (30-06-2021)
    Ngành du lịch thế giới tổn thất 4.000 tỷ USD vì Covid-19 (30-06-2021)
    Anh đưa ra quy định mới về trợ cấp nhà nước hậu Brexit (30-06-2021)
    Thị trường chứng khoán trên vùng đỉnh: Nhà đầu tư có thể gặp rủi ro gì? (29-06-2021)
    Trung Quốc đang nợ đầm đìa? (29-06-2021)
    Sàn ngoại hối FXTradingMarkets bị sập, hàng ngàn người trắng tay (29-06-2021)
    Trung Quốc: Các thủy điện nhỏ bị rao bán như hàng secondhand trên chợ trực tuyến (29-06-2021)
    Chỉ số giá tiêu dùng của Hà Nội tăng 0,2% (28-06-2021)
    Bong bóng Dogecoin có thể sắp vỡ vụn (28-06-2021)
    Hàn Quốc: Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 có thể vượt 600 tỷ USD (28-06-2021)
    Giá khí đốt EU ngất ngưởng: Vì Nga chậm trễ Nord Stream-2? (28-06-2021)
    Bitmain ngưng bán máy đào tiền điện tử sau lệnh cấm của Trung Quốc (27-06-2021)
    Tỷ phú Bitcoin cảnh báo Trung Quốc đang mắc sai lầm 'nghìn tỷ USD' (27-06-2021)
    Hà Nội: GRDP 6 tháng năm 2021 ước tăng 5,91% (24-06-2021)
    Chiêu 'rút ruột' tiền nhà đầu tư của các sàn giao dịch ngoại hối, tiền ảo (23-06-2021)
    Apple bị điều tra chống độc quyền tại Đức (23-06-2021)
    Đánh sập sàn giao dịch ngoại hối lừa đảo quy mô lớn nhất Hải Phòng (22-06-2021)
    Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại khi Hong Kong hội nhập sâu với Trung Quốc (21-06-2021)
    Quỹ Ikea, Rockefeller cam kết đầu tư 1 tỷ USD thúc đẩy năng lượng sạch (21-06-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152851724.